Cách massage bấm huyệt trị đau thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa là bệnh khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, nhiều người trẻ cũng đang có dấu hiệu bị đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa xảy ra khi rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tình trạng vùng lưng dưới bị đau nhức, sau đó cơn đau tiếp tục di chuyển dọc xuống vùng hông, mông, đùi và bắp chân, khiến người bệnh đi lại khó khăn, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.
Để giảm các cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để được kê đơn thuốc. Đồng thời, người bệnh có thể ứng dụng massage bấm huyệt vào quá trình điều trị để giảm tình trạng đau nhức, giải phóng chèn ép rễ thần kinh và tăng cường chức năng vận động.
Massage bấm huyệt sử dụng lực từ bàn tay và ngón tay tác động lên da thịt và huyệt vị quan trọng của cơ thể. Phương pháp này rất an toàn và không phải sử dụng thuốc trong quá trình thực hiện. Vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc.
* Massage:
- Người bệnh nằm sấp trên giường, thả lỏng cơ thể, để lộ lưng.
- Xoa lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên.
- Chà xát nhẹ nhàng vào vùng bị đau khoảng 30 giây, mỗi vùng đau từ 5-10 lần.
- Sử dụng các đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn tại vùng da ở vị trí đau nhức.
- Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng dọc theo cột sống thắt lưng rồi di chuyển dần sang 2 bên hông và các vùng bị đau khoảng 5 phút/lần. Ban đầu bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, sau đó có thể tăng dần lực tay để kích thích lưu thông máu được tốt hơn.
- Tiến hành day miết các khối cơ bằng các đầu ngón tay chụm lại, giúp giãn cơ, đẩy lùi hiện tượng chèn ép các dây thần kinh, giúp các rễ dây thần kinh và cơ xương được thư giãn. Bạn day miết trong khoảng 10 – 15 giây dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.
- Sử dụng các ngón kết hợp với lòng tay ôm trọn khối cơ sau đó nắn bóp cơ, nắn nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút.
- Dùng lòng bàn tay để lăn đều trên các vùng bị đau từ trên xuống dưới.
* Bấm huyệt:
Huyệt Ủy Trung: Nằm ở chính giữa đường chỉ ngang ở mặt sau đầu gối.
Huyệt Thận Du: Nằm ở phía dưới và nằm ngang chỗ đốt sống thắt lưng số 2.
Huyệt Thừa Phù: Nằm ở phía dưới mông, ngay tại vị trí nối chân với mông.
Huyệt Thừa Sơn: Nằm ngay chính giữa đường nối từ gót chân lên huyệt ủy trung, cách huyệt ủy trung khoảng 8 thốn.
* Lưu ý:
- Nên đến phòng khám để được kỹ thuật viên/ thầy thuốc thực hiện massage bấm huyệt chính xác nhất.
- Không massage bấm huyệt nếu vùng da bên ngoài bị viêm nhiễm, xây xước, lở loét…
- Dùng lực vừa phải để đảm bảo hiệu quả của liệu pháp.
Massage bấm huyệt chỉ là liệu pháp hỗ trợ. Do đó, người bệnh cần tập vật lý trị liệu, sử dụng thuốc và xây dựng lối sống lành mạnh để tăng hiệu quả giảm đau nhức một cách nhanh chóng.
-
Bài viết mới
- Carbohydrate là gì? Chức năng của carbohydrate
- Hướng dẫn cách bấm huyệt giúp mắt sáng và tỉnh táo
- Tập thể hình tại nhà không cần tạ
- Top 5 Siêu Thực Phẩm Dành Cho Người Giảm Cân
- Những bài tập mông hiệu quả giúp vòng 3 "biến hình"
- Cách xoa bóp trị bệnh đơn giản tại nhà
- 4 Huyệt Đạo Giúp Trị Đau Đầu Hiệu Quả Nhất
- Những việc bạn nên làm trước khi ngủ 30 phút
- Các huyệt ở lòng bàn chân và cách massage, day ấn
- Các huyệt trên mặt và cách massage day ấn
- Top 3 các bài tập vai hiệu quả giúp bạn trở nên vạm vỡ
- Nguyên nhân đau nhức vùng xương ức và cách massage giảm đau
-
Bài viết cũ hơn
- Top 9 Tác dụng tuyệt vời khi bấm huyệt massage ít người biết
- Tập gym có tác dụng gì?
- Các bài tập giúp tăng thời gian quan hệ tình dục
- Phương pháp tập thể dục giúp giảm béo hiệu quả
- Hướng dẫn nhảy Zumba giảm mỡ bụng
- Làm thế nào để giảm cân hiệu quả
- 10 Bài tập thể hình tại nhà không cần dụng cụ
- Cải thiện sinh lý với máy chạy bộ điện
- Các tiêu chí khi lựa chọn xe đạp tập thể dục thể dục ở người
- Review máy chạy bộ phòng gym DV 5906
Bình luận & Đánh giá
Nhận Xét Bài Viết Cách massage bấm huyệt trị đau thần kinh tọa
Chưa có nội dung